Những Câu Hỏi Thường Gặp

Archive of Our Own (Kho Tàng Lưu Trữ của Chúng Ta)

Tại sao phải thêm một kho lưu trữ khác?

Mục tiêu đầu tiên của chúng tôi là tạo ra một phần mềm mới, miễn phí, với mã nguồn mở, giúp các fan lưu những kho lưu trữ mạnh và đầy đủ chức năng khác. Một phần mềm có thể chứa một kho lưu trữ gồm hàng trăm ngàn tác phẩm khác nhau, bao gồm những tính năng của mạng xã hội để giúp các fan kết nối với nhau thông qua tác phẩm của họ.

Mục tiêu thứ hai của chúng tôi là dùng phần mềm này để cung cấp nơi lưu trữ phi thương mại và phi lợi nhuận cho fanfic và những tác phẩm được chuyển hóa khác; nơi bảo vệ những tác phẩm này với sự hỗ trợ pháp luật của OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) và tận dụng việc OTW bảo vệ tính hợp pháp và giá trị xã hội của những tác phẩm đó. Archive of Our Own – AO3 (Kho Tàng Lưu Trữ của Chúng Ta) không giống những kho lưu trữ khác: AO3 không được điều hành bởi các cá nhân dễ dàng thay đổi mức độ quan tâm của họ đến fandom, mà bởi một tổ chức phi lợi nhuận do một ban giám đốc bao gồm các fan tận tâm được ứng cử điều hành. Chúng tôi mong điều này sẽ giúp AO3 trở thành dự án lâu dài và vững chắc hơn một số kho lưu trữ hoặc dịch vụ khác.

Ai được lợi nhuận từ AO3? Người dùng có phải trả tiền không?

Không một ai, kể cả OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) kiếm tiền từ Archive of Our Own – AO3 (Kho Tàng Lưu Trữ của Chúng Ta) hoặc nội dung của kho lưu trữ; thật ra, AO3 mới là bên có lợi vì OTW trả tiền để AO3 hoạt động. AO3 không có quảng cáo. Thay vào đó, chúng tôi tổ chức những đợt vận động (tương tự như các đài radio công cộng) để kêu gọi sự giúp đỡ từ người dùng. Chúng tôi sẽ không bao giờ yêu cầu quyên góp để sử dụng AO3 hoặc bất kỳ công cụ nào của kho tàng.

Tại sao phải mất nhiều thời gian làm phần mềm lưu trữ?

Việc xây dựng một kho lưu trữ như OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) mong muốn không phải là một quá trình đơn giản. Chúng tôi không chỉ dựng lên một kho lưu trữ dựa trên phần mềm có sẵn, mà tạo ra phần mềm lưu trữ với mã nguồn mở dựa trên nhu cầu của fan. Phần mềm này cần được bảo tồn và dùng lại dễ dàng, cũng như có khả năng xử lý hàng triệu tác phẩm từ hàng trăm nghìn người dùng cùng một lúc.

Việc này do một nhóm tình nguyện viên thực hiện, gồm nhóm thực tập sinh đang học cách viết và duy trì mã, để tạo nên một cộng đồng fan biết viết mã. Đây là nhóm người có thể giúp bảo tồn phần mềm của kho lưu trữ trong tương lai. Nói cách khác, chúng tôi không chỉ tạo ra phần mềm của kho lưu trữ mà còn đào tạo những người sẽ xây dựng phần mềm này.

Chúng tôi còn dành thời gian tạo ra những chính sách toàn diện và thân thiện với fan với nhiều ý kiến từ fan nhất có thể. Bạn có thể xem Điều Khoản Dịch Vụ của chúng tôi trên Archive of Our Own – AO3 (Kho Tàng Lưu Trữ của Chúng Ta).

Công trình này mất khá nhiều thời gian, nhưng chúng tôi tin rằng khoảng thời gian bỏ ra là xứng đáng. Bạn có thể theo dõi tiếng triển của AO3 trên thư tin tức và blog của chúng tôi. Để tham gia, hãy liên hệ ban Tình Nguyện và Tuyển Dụng.

OTW có ý định thay thế tất cả những kho lưu trữ khác không?

Không. Chúng tôi mong rằng các fan khác sẽ dùng phần mềm lưu trữ với mã mở, có thể tự do sử dụng và thay đổi của chúng tôi để tạo ra kho lưu trữ của riêng họ.

Chúng tôi muốn tạo kho lưu trữ đa fandom với nhiều chức năng, cùng chính sách thân thiện với fan, có thể chỉnh sửa, thay đổi tỉ lệ và tồn tại lâu dài trên Archive of Our Own – AO3 (Kho Tàng Lưu Trữ của Chúng Ta). Chúng tôi muốn trở thành thư viện của fandom, nơi mọi người có thể sao lưu tác phẩm hoặc dự án ở một nơi ổn định, không phải là nơi duy nhất để mọi người đăng tác phẩm của họ. Chúng tôi không muốn tạo ra tình huống “kho lưu trữ này hoặc kho lưu trữ kia”, mà “kho lưu trữ này và kho lưu trữ kia”!

Làm thế nào để tạo tài khoản trên AO3?

Archive of Our Own – AO3 (Kho Tàng Lưu Trữ của Chúng Ta) đã đi vào giai đoạn beta mở từ tháng 11 năm 2009. Để tạo tài khoản, bạn cần một thư mời. Chúng tôi sử dụng hệ thống thư mời để kiểm soát độ phát triển của AO3. Chúng tôi cần từ từ thêm người dùng để số tài khoản không vượt quá mức độ chịu đựng của phần cứng, băng thông và sự hỗ trợ của chúng tôi. Như vậy, chúng tôi dễ dàng đảm bảo tất cả người dùng AO3 có trải nghiệm tốt nhất có thể. Một khi nhận được thư mời, bạn hãy nhấn vào đường link trong email để đến trang tạo tài khoản. Nếu bạn nhận được đường link mời từ người dùng khác, nhấn vào đường link đó và bạn sẽ đến trang tạo tài khoản.

Tôi muốn nhập/sao lưu kho lưu trữ của tôi vào AO3. Tôi cần làm những gì?

Hãy liên hệ Open Doors (Cửa Mở) để sử dụng công cụ nhập. Hãy cho chúng tôi biết mọi nhu cầu đặc biệt của bạn ngay từ đầu – ví dụ, bạn muốn duy trì tên miền cũ, hoặc kho lưu trữ của bạn bao gồm nội dung truyền thông đa phương tiện.

Fanlore

Fanlore là gì?

Fanlore là một trang wiki—một trang web nhiều tác giả—mà bất kì fan nào cũng có thể tham gia xây dựng. Mục tiêu của chúng tôi là lưu giữ lại cả lịch sử cũng như tình trạng hiện tại của các cộng đồng fan—các tác phẩm, hoạt động và thuật ngữ của fan, cũng như chính các fan và các sự kiện liên quan đến họ. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web về Fanlore Các câu hỏi thường gặp về Fanlore.

Phạm vi của trang wiki Fanlore là đến đâu?

Phạm vi của Fanlore bao gồm các fandom và các tác phẩm biến đổi thuộc mọi thể loại của fan. Mục đích của chúng tôi là tạo một không gian lưu trữ đa dạng những đóng góp của các fan và giúp họ chia sẻ những trải nghiệm về lịch sử của cộng đồng fan của mình.

Tôi nên làm gì nếu tôi thấy có bài viết hoặc thông tin bị thiếu?

Tất cả những người hâm mộ và những người có hứng thú đều có thể đóng góp cho trang Fanlore bằng cách viết bài hoặc bổ sung thông tin vào các trang hiện có. Bất cứ điều gì bạn có thể góp phần vào việc bảo tồn lịch sử của fan đều được hoan nghênh.

Tôi muốn chỉnh sửa một trang trên Fanlore, nhưng tôi không biết làm sao. Xin hãy giúp đỡ!

Chúng tôi luôn hoan nghênh các biên tập viên mới đến với Fanlore, và chúng tôi có rất nhiều tài nguyên để giúp bạn khởi động. Hãy bắt đầu với những Mẹo để Tìm kiếm trên Fanlore của chúng tôiHướng dẫn về Chỉnh sửa Cơ bản, và xem qua những trang hướng dẫn chi tiết hơn của chúng tôi. Bạn cũng nên làm quen thêm với chính sách của chúng tôi.

Một khi bạn đã bắt đầu chỉnh sửa, Tài liệu tham khảo về Chỉnh sửa trang Fanlore là một nguồn tham khảo quý giá, cũng như danh sách những mẫu thiết kế được dùng thường xuyên trên wiki này. Nếu như bạn vẫn cần hỗ trợ thêm về việc chỉnh sửa, bạn có thể liên lạc với những người làm vườn của chúng tôi. Những trang giới thiệu ngắn luôn được hoan nghênh!

Liệu bạn có phải liên kết danh tính trong fandom và danh tính ngoài đời trên trang wiki Fanlore không?

Trang Fanlore có chính sách bảo vệ danh tính để đảm bảo các fan có thể giữ danh tính ảo tách biệt khỏi tên thật của mình. Hơn nữa, OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Biến Đổi) cam kết bảo vệ sự riêng tư của các fan, cho dù họ có sử dụng các dịch vụ của chúng tôi hay không. Nếu việc chỉnh sửa cho wiki có làm lộ danh tính thực mà không có sự đồng thuận của bạn, vui lòng liên hệ với Fanlore và chúng tôi sẽ hợp tác với bạn để giải quyết vấn đề này.

Tại sao trang wiki chỉ có tiếng Anh? Tôi có thể đóng góp những chỉnh sửa của mình bằng ngôn ngữ khác không?

Fandom mang tính quốc tế và chúng tôi hoan nghênh sự đóng góp của những người hâm mộ trên toàn thế giới. Mặc dù tại thời điểm này Fanlore là một nguồn tài nguyên bằng tiếng Anh, nhưng các biên tập viên luôn được khuyến khích để tài liệu hóa các fandoms, các tác phẩm của fan và cộng đồng người hâm mộ nguyên thủy bắt nguồn từ các thứ tiếng khác ngoài Anh ngữ. Nếu bạn muốn được tư vấn hoặc hỗ trợ về việc tài liệu hóa các tài nguyên khác không phải tiếng Anh, hoặc quan tâm đến việc hợp tác với Fanlore để cải thiện phạm vi quốc tế của trang wiki, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Tài Chính

Ai được nhận lợi nhuận từ sự hình thành của OTW?

Từ góc độ tài chính, không ai cả. OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) là một tổ chức phi lợi nhuận, nên tất cả những lợi nhuận của tổ chức đều đưa vào quỹ tài trợ những công việc tổ chức chúng tôi muốn thực hiện. Hiện tại, OTW không có nhân viên được nhận lương, và được điều hành bởi các tình nguyện viên. Chính sách mâu thuẫn quyền lợi của chúng tôi đã được Sở Thuế vụ (IRS) của Mỹ cố vấn cho những tổ chức phi lợi nhuận.

OTW được hợp nhất ở đâu?

OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) được hợp nhất ở bang Delaware, Hoa Kỳ.

Tại sao OTW lại cần vốn, và số tiền này sẽ được dùng để làm gì?

OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) dùng quỹ để mua những hàng hóa và dịch vụ mà các tình nguyện viên không thể cung cấp, ví dụ như chi tiêu liên quan đến quá trình hoạt động và một số phí hành chính. Những chi tiêu cho việc hoạt động bao gồm mua phần mềm và máy chủ để tạo và bảo tồn kho lưu trữ. Những phí hành chính gồm nhiều khoản thường thấy cho một tổ chức phi lợi nhuận, ví dụ như bảo hiểm, phí giao dịch, khai thuế và dịch vụ kiểm toán.

Ai quyết định chi tiêu của OTW?

Ban Giám Đốc sẽ ra quyết định cuối cùng, vì việc này thuộc nghĩa vụ tài chính của ban. Chi tiết hơn, thủ quỹ của ban Giám Đốc chịu trách nhiệm tạo ra và sử dụng ngân sách của OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa), nhưng ban cần biểu quyết để tán thành ngân sách và những chi tiêu không trong kế hoạch. Với những chi tiêu nhỏ hơn, ban Giám Đốc sẽ giao trách nhiệm cho những ban khác của OTW để xác định những hàng hóa và dịch vụ nào là cần thiết.

Làm thế nào để quyên góp cho OTW? Tôi có thể quyên góp nếu tôi sống ở ngoài nước Mỹ không?

OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) nhận quyên góp từ tất cả các nước trên thế giới qua mạng, bằng séc hoặc bằng thư gửi đến hòm thư của chúng tôi. Vui lòng xem Ủng hộ OTW để biết thêm chi tiết.

Phần mềm giao dịch của chúng tôi không để lộ số thẻ tín dụng hoặc số tài khoản của bạn cho OTW. Những tấm séc được gửi vào hòm thư của chúng tôi sẽ bao gồm thông tin tài khoản của bạn, nhưng chúng tôi sẽ không lưu giữ thông tin này.

Tư cách hội viên có trừ được trừ thuế không?

Có, trong phạm vi nước Mỹ. OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) là một tổ chức phi lợi nhuận xếp loại 501(c)(3) được công nhận bởi bộ IRS ở Hoa Kỳ. Một trong những lợi ích của việc này là tất cả những quyên góp cho chúng tôi, bao gồm cả phí thành viên 10 US$, đều được trừ thuế ở nước Mỹ! Hơn nữa, những quyên góp trước đấy của bạn cũng được trừ thuế kể từ ngày thành lập của chúng tôi: ngày 5 tháng 9 năm 2007.

Vui lòng lưu ý là nếu bạn ở ngoài nước Mỹ, đóng góp của bạn có thể hoặc không thể được trừ thuế. Bạn nên tham khảo ý kiến một cố vấn thuế và xem xem một món quà tặng tới một tổ chức phi lợi nhuận xếp loại 501(c)(3) ở Hoa Kỳ có thể được trừ thuế theo luật pháp của nơi bạn ở hay không.

OTW làm thế nào để bảo vệ thông tin của những nhà hảo tâm?

OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) cần nắm giữ một số thông tin (ví dụ như tên, địa chỉ, v.v.) về những người quyên góp để tuân theo quy định của Sở Thuế vụ. Do việc các fan dùng bút danh cho các hoạt động thuộc fandom của họ rất phổ biến, thông tin này sẽ được lưu trữ một cách cẩn thận bởi OTW, và chỉ có thể được tiếp cận bởi thủ quỹ của OTW và ban Phát Triển và Hội Viên. Các quyên góp hoàn toàn giấu mặt chỉ có thể được áp dụng với tiền mặt.

Các biện pháp gì được sử dụng để bảo vệ đầu tư của những hội viên?

OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) là một tổ chức phi lợi nhuận, và chúng tôi tuân thủ pháp luật để đảm bảo sự tín nhiệm của cộng đồng. OTW sẽ không chỉ được giám sát bởi những thành viên và những fan nằm ở ngoài tổ chức, mà cả bởi Sở Thuế vụ và bang Delaware, nơi mà OTW được thành lập.

Chúng tôi cũng chuẩn bị một số phương pháp bảo vệ khác. Sự lạm dụng quỹ của OTW bị coi là sự gian lận và có thể dẫn đến khởi tố theo pháp luật. Đây là biện pháp mạnh nhằm ngăn cản tối đa sai phạm. Sự phân phối quỹ của OTW tuân theo những quy tắc kế toán được công nhận, liên quan đến giám sát và việc chấp thuận chi tiêu. Thông tin tài chính của OTW cũng được kiểm toán bởi một công ty CPA là bên thứ ba độc lập mỗi năm tài chính.Cuối cùng, mỗi năm, OTW cần điền Đơn 990 với Sở Thuế vụ để báo cáo hoạt động tài chính của tổ chức.

Báo cáo kiểm toán hàng năm và Biểu mẫu 990 được công bố công khai trên trang web Báo cáo & Quản lý Tài liệu của OTW cũng như trang web của ban Tài Chính.

Pháp Lý

Tại sao OTW tin rằng những tác phẩm được chuyển hóa là hợp pháp?

Bản quyền được tạo ra để bảo vệ quyền thu lợi từ những tác phẩm của tác giả trong một khoảng thời gian nhằm khuyến khích sáng tạo và hành động chia sẻ kiến thức. Tuy nhiên, bản quyền không ngăn cản quyền hưởng ứng tác phẩm gốc của người khác, dù họ sử dụng bình luận, châm biếm, hay cả (theo chúng tôi) các tác phẩm được chuyển hóa.

Ở nước Mỹ, bản quyền được hạn chế bởi sự sử dụng hợp lý. Vụ Campbell v. Acuff-Rose chứng minh rằng việc chuyển hóa tác phẩm nên được suy xét một các đặc biệt hơn khi phân tích sự sử dụng hợp lý. Nếu bạn muốn đọc một bài phân tích chi tiết về mặt pháp lý, bạn có thể xem thêm trên trang Phân tích pháp lý của Fanlore.

Sử dụng hợp lý là gì?

Sự sử dụng hợp lý là quyền sử dụng một nội dung nằm dưới bản quyền mà không cần có sự cho phép hoặc phải trả phí. Nó là một sự hạn chế cơ bản của luật bản quyền, để bảo vệ quyền ngôn luận. “Sử dụng hợp lý” là một câu của tiếng Anh Mỹ, nhưng tất cả các luật bản quyền đều bao gồm một số hạn chế để ngăn cho bản quyền biến thành việc kiểm duyệt tư nhân.

Sự sử dụng hợp lý cho phép sự sử dụng (1) phi thương mại và phi lợi nhuận; (2) được chuyển hóa, và được thêm ý nghĩa và thông điệp mới so với bản gốc; (3) được giới hạn, và không sao chép hoàn toàn tác phẩm gốc; và (4) không thay thế cho tác phẩm gốc. Tất cả các yếu tố này không hoàn toàn cần thiết để chứng minh sự sử dụng hợp lý, nhưng chúng đều giúp chứng minh điều này, và chúng tôi tin rằng những tác phẩm của fan giống như trên Archive of Our Own – AO3 (Kho Tàng Lưu Trữ của Chúng Ta) đều có thể được coi là sử dụng hợp lý dựa trên những điều khoản đó.

OTW nghĩ gì về sự khác biệt giữa sự ăn cắp ý tưởng và tác phẩm của fan?

Việc ăn cắp ý tưởng (sự sử dụng tác phẩm của người khác khi không được phép, và coi như đó là tác phẩm của chính mình), tác phẩm của fan (việc công nhận hoặc mượn yếu tố của tác phẩm khác một cách rõ ràng, để kể một câu chuyện mới bởi người viết fanfic), và sự trích dẫn (việc công nhận hoặc việc sử dụng rõ ràng một đoạn trích của một tác phẩm khác) đều khác nhau.

“Rõ ràng” ở đây có nghĩa là dù một fan không nhắc đến tác phẩm gốc là của ai, các độc giả đều biết rằng fan đó không phải là người nghĩ ra Wonder Woman hoặc Voldemort, hoặc câu “Use the Force, Luke”.

Sự ăn cắp ý tưởng là dối trá và ngăn cản việc tác giả gốc được công nhận cho tác phẩm của mình. Tác phẩm của fan và sự trích dẫn là hai trường hợp của sự sử dụng hợp lý mà công nhận tác giả gốc và tác phẩm của họ. OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) không ủng hộ việc ăn cắp ý tưởng; tuy nhiên chúng tôi có ủng hộ tác phẩm của fan và sự trích dẫn.

OTW có định thay đổi luật pháp không?

Không. Tuy luật pháp trong lĩnh vực này có những giới hạn, chúng tôi tin rằng luật bản quyền hiện tại ủng hộ việc chúng tôi nghĩ rằng tác phẩm của fan là sử dụng hợp lý.

Chúng tôi muốn tăng sự hiểu biết về quyền lợi của các fan sáng tác, và giảm sự nhầm lẫn và sự bất định về sự sử dụng hợp lý của tác phẩm của fan, từ phía fan cũng như các tác giả chuyên nghiệp. Một trong những mẫu của chúng tôi là thông báo về cách thực hành sử dụng pháp lý tốt nhất của các nhà làm phim tài liệu. Bài này đã giúp chúng tôi làm sáng tỏ vai trò của sự sử dụng hợp lý trong quá trình làm phim tài liệu.

Những đối tác pháp lý của OTW là ai?

Ban Pháp Lý của OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) đang tham khảo với Stanford Fair Use Project (Dự Án Sử Dụng Hợp Pháp của Stanford) và Electronic Frontier Foundation.

OTW có ủng hộ sự thương mại hóa fanfic không?

Trước hết, nhiệm vụ của OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) là bảo vệ những fan sáng tác và làm việc chỉ để chia sẻ tác phẩm của họ một cách miễn phí nhờ bản tính biếu tặng của fandom. Họ chỉ muốn tham gia một cộng đồng và kết nối với những fan khác để tán dương và phản hồi những tác phẩm mà họ yêu thích.

Những fan đó tạo ra nhiều cộng đồng sôi nổi và nhộn nhịp xung quanh tác phẩm mà họ thích, thường xuyên dùng chính tiền của mình để mua tác phẩm gốc và những hàng hóa liên quan và cũng khuyến khích người khác mua chúng. Họ không cạnh tranh với tác phẩm của tác giả gốc, và thậm chí còn giúp quảng báo cho tác phẩm đó.

Tuy một số tác phẩm chuyển hóa có được thịnh hành trên thị trường thương mại — những tác phẩm châm biếm như The Wind Done Gone (sự kể lại của Cuốn Theo Chiều Gió từ góc nhìn của một người nô lệ), những bài phân tích với rất nhiều trích dẫn từ tác phẩm gốc, những bài “hướng dẫn không được cho phép”, v.v. — đó không phải những gì mà người viết fanfic hay những fan sáng tác nói chung đang hoặc muốn làm. Chúng tôi chỉ muốn hưởng thụ sở thích và cộng đồng của mình mà không phải lo rằng một luật sư quá hăng hái của một công ty nào đó sẽ gửi cảnh cáo dừng lại và cấm đăng tác phẩm chỉ vì bên họ có nhiều tiền hơn chứ không phải vì họ đang dựa trên pháp luật.

Tôi là một nhà sáng tác chuyên nghiệp. OTW có đang cố phá hoại bản quyền của tôi không?

Không hề. OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) không chống lại quyền phát sinh tác phẩm, ví dụ cho phép những người có bản quyền ký một hợp đồng để dựng một bộ phim từ tác phẩm của họ, hoặc cho phép một người nào đó (ví dụ như con của tác giả) xuất bản những phần tiếp theo của một tác phẩm trên thị trường thương mại. Chủ tịch đầu tiên của ban Giám Đốc của OTW là Naomi Novik, một nhà văn chuyên nghiệp đã xuất bản những tác phẩm có bản quyền, và quan tâm đến cả hai mặt của vấn đề này.

Dự án hỗ trợ pháp luật của OTW có định trợ giúp fan ở ngoài nước Mỹ, nơi mà luật bản quyền có thể khác không?

Chúng tôi hoàn toàn sẵn lòng giúp đỡ nếu chúng tôi có thể tìm một người với kiến thức pháp lý cần thiết. May mắn thay, các bạn của chúng tôi ở Electronic Frontier Foundation (EFF) đang cố gắng phát triển sự hiểu biết pháp lý trên toàn cầu, và chúng tôi sẽ nhờ họ trợ giúp trong những trường hợp đó. Chúng tôi sẽ xem xem mình có thể làm gì dựa trên sự việc và tài nguyên của chúng tôi trong bất kỳ tình huống nào, ở trong hay ngoài nước Mỹ.

Bạn có định chuẩn bị một case chuẩn không?

Chúng tôi không có ý định làm một case chuẩn. Chúng tôi đang tập trung vào việc tạo mối quan hệ với những nhóm hỗ trợ pháp lý như EFF, và phát triển những tài nguyên về pháp lý của riêng mình.

Gần đây, một trong những diễn biến lý thú và có ích nhất trong luật bản quyền là sự phát triển của những “cách thực hành sử dụng pháp lý tốt nhất”: những nguyên tắc và thủ tục nêu ra những gì nằm dưới phạm vi sử dụng hợp lý, theo xét xử của một cộng đồng tác giả. Những cách thực hành này có thể bảo vệ quyền sử dụng hợp lý mà không cần tranh chấp – hãy xem bài phát biểu về cách thực hành sử dụng pháp lý tốt nhất. Theo chúng tôi, ít nhất những tác phẩm chuyển hóa phi thương mại của fan phải được công nhận tuân theo sự sử dụng hợp lý, và OTW sẽ bảo vệ luận điểm đó, cũng như các nhà làm phim tài liệu đang dùng những cách thực hành đó để làm phim và kinh doanh trong khi tránh kiện tụng.

Nếu fanfic là hợp pháp, thì điều đó có nghĩa rằng những nhà xuất bản hoặc xưởng phim có thể tạo ra những tác phẩm chuyển hóa mà không trả tiền cho tác giả gốc không?

Không. Lợi nhuận và độ chuyển hóa đều quan trong trong trường hợp này: việc kể chuyện quanh lửa trại, chia sẻ fanfic phi lợi nhuận, tóm tắt truyện trong một bài phê bình, hay làm một phim tài liệu về fan không giống với việc một công ty thương mại lớn chuyển thể nhiều tập phim từ một tiểu thuyết.

Tôi không sống ở Mỹ. Liệu có một luật tương đương với sử dụng hợp lý trong nước tôi không? Nó có thể khác luật ở Mỹ ở điểm gì?

Hầu hết các nước đều có ngoại lệ có luật bản quyền cho nhiều lý do khác nhau. Ở Châu u, từ “phân phát hợp pháp” được sử dụng nhiều hơn. Các nước đều sử lý phạm vi của bản quyền và các hạn chế của nó một cách khác nhau.

Ví dụ, ở Canada, châm biếm không được công nhận rõ ràng là một lời biện hộ cho vi phạm bản quyền, tuy nó có thể được coi là một sự phân phát hợp pháp trong một số trường hợp. Nước Úc cũng có một số quyền bảo vệ sự tự do ngôn luận. Một số luật về châm biếm và tác phẩm chuyển hóa có thể sẽ thay đổi ở Vương Quốc Anh nhờ Ban duyệt sự sở hữu trí tuệ Gowers ở Anh.

Nói một cách khác, lĩnh vực này rất rắc rối, và luôn luôn thay đổi.

Nếu tác phẩm của tôi được đăng trên Archive of Our Own (Kho Tàng Lưu Trữ của Chúng Ta) của OTW, thì luật về sự sử dụng pháp lý trong nước tôi hay ở Mỹ sẽ được sử dụng?

Vì OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) và những máy chủ của chúng tôi nằm ở Mỹ, chúng tôi nghĩ rằng luật lệ ở Mỹ sẽ được sử dụng để xét nội dung trên Archive of Our Own – AO3 (Kho Tàng Lưu Trữ của Chúng Ta), dù tác giả có phải công dân Mỹ hay không. Tuy nhiên, các nước có những công bố khác nhau về phạm vi của luật lệ nước mình. Luật pháp ở quốc gia của bạn rất có thể sẽ được sử dụng để xét trường hợp của bạn. Có thể một số phần trong chính sách của OTW rộng hoặc hẹp hơn luật lệ nước bạn.

Một số tổ chức với thính giả quốc tế khác đang tìm giải pháp cho những luật lệ khác nhau của quốc gia của người sử dụng của họ. Ví dụ, Creative Commons (Tài sản sáng tạo công cộng) đã triển khai một quá trình với nhiều bước để “cắm” những giấy phép của họ trên luật pháp toàn cầu, bằng cách “dịch những giấy phép đó và giúp chúng thích ứng hơn với luật lệ của một nước nói riêng.

Trong lý tưởng, chúng tôi muốn phát triển một quá trình tương tự trong OTW, nhưng hiện tại chúng tôi rất vui khi được làm việc với EFF khi bảo hộ pháp lý ở ngoài nước Mỹ. Nếu bạn muốn làm việc về những vấn đề pháp luật ở ngoài Mỹ hoặc về giáo dục, xin vui lòng liên hệ ban Tình Nguyện và Tuyển Dụng.

Tôi là một nhà sáng tác chuyên nghiệp. Tôi có cần tránh đọc hoặc công nhận những tác phẩm của fan dựa trên tác phẩm của tôi không?

Đây là một sự lựa chọn cá nhân. Nếu việc đọc hoặc xem tác phẩm của fan dựa trên tác phẩm của bạn sẽ làm bạn không vui, thì xin đừng.

Các tác giả thường được khuyên không nên đọc hoặc công nhận fanfic chuyển hóa từ tác phẩm của mình, vì trên lý thuyết thì tác giả đó có thể đọc một câu chuyện, viết một truyện giống vậy, và sau đó bị kiện bởi người fan rằng tác giả đó đã ăn cắp ý tưởng. Có nhiều lý do phản biện điều đó: ở Mỹ, luật lệ luôn chiếu cố cho tác giả gốc, và không một tòa án nào sẽ đồng ý với thỉnh cầu rằng một tác phẩm được viết sau bởi tác giả gốc trong cùng một thế giới truyện vi phạm bản quyền tác phẩm của fan. Khi hai người sáng tác dựa trên một tiền đề giống nhau, việc họ phát sinh ra ý tưởng giống nhau không đáng ngạc nhiên – nhưng luật bản quyền ở Mỹ bảo vệ một ý tưởng chứ không phải nhiều ý tưởng. Cho dù một tác phẩm của fan có giống một tác phẩm của tác giả gốc được viết sau trong cùng một thế giới, sự tương đồng ý tưởng (ví dụ, cách hoạt động của đũa thần trong Harry Potter) không đủ để mở một vụ kiện.

Tuy nhiên, một người có thể dọa rằng họ sẽ kiện dù biết rằng mình sẽ thua. Vấn đề ở đây là không chỉ tác phẩm của fan mới có thể dẫn đến đe dọa này. Nếu một tác giả đọc thư của fan hay bình luận trên mạng, họ có thể đọc thấy những ý tưởng của fan về cách tiến triển câu chuyện, và họ cũng có thể gặp phải một cốt truyện hoặc nhân vật giống của họ, mà họ có thể sử dụng sau này. Thực ra, những vụ vi phạm bản quyền giữa hai tác giả thường bao gồm tố cáo rằng một tác phẩm đã ăn cắp ý tưởng của một tác phẩm khác không liên quan.

Nhiệm vụ của OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) bao gồm giải thích sự khác biệt giữa những ý tưởng và sự biểu đạt. Nhiều người có thể có cùng ý tưởng về những gì nên xảy ra trong phần mới của House; nhưng nếu họ viết những câu chuyện khác nhau và biểu đạt ý tưởng đó theo cách khác nhau, thì những câu chuyện đó không vi phạm bản quyền của nhau.

Các câu hỏi thường gặp về Quyên góp và Hội viên

Làm thế nào để quyên góp cho OTW?

Để quyên góp, vui lòng điền đơn quyên góp của chúng tôi.

Cảm ơn sự ủng hộ của bạn! Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc vấn đề nào khi điền đơn quyên góp, vui lòng liên lạc đội ngũ Phát triển và Hội viên.

Tôi có thể quyên góp bằng séc không? Tôi cần gửi tấm séc đến đâu?

Được chứ, với điều kiện bạn là công dân Hoa Kỳ. Hiện tại chúng tôi không thể nhận séc từ bên ngoài Hoa Kỳ. Vui lòng điền đơn quyên góp của chúng tôi, và chọn mục “I will send payment by check” (Tôi sẽ gửi quyên góp bằng séc), và gửi tấm séc của bạn đến:

Organization for Transformative Works, Inc.
228 Park Ave S #18156
New York, New York 10003-150
USA

Có thể mất đến 3 tuần chúng tôi mới nhận được đơn quyên góp bằng séc. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên lạc đội ngũ Phát triển và Hội viên.

Tôi có thể quyên góp bằng tiền mặt hay ngân phiếu không?

Được chứ, nếu bạn quyên góp bằng Đô la Mỹ, nhưng chúng tôi chỉ nhận tiền mặt và ngân phiếu nếu đây là quyên góp không dùng tư cách hội viên. Nếu bạn muốn quyên góp bằng tư cách hội viên, chúng tôi cần liên kết quyên góp của bạn với một ngân hàng hoặc một thẻ tín dụng để xác minh rằng bạn là người thật và một cá nhân độc nhất khi chúng tôi tổ chức những đợt bầu cử.

Để quyên góp, vui lòng gửi số tiền đến:

Organization for Transformative Works, Inc.
228 Park Ave S #18156
New York, New York 10003-150
USA

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên lạc đội ngũ Phát triển và Hội viên.

Tôi có thể quyên góp bằng đơn vị tiền tệ không phải là Đô la Mỹ không?

Được chứ, bạn có thể quyên góp online qua đơn quyên góp của chúng tôi. (Xin lưu ý rằng chúng tôi không chấp nhận quyên góp bằng séc hoặc tiền mặt bằng đơn vị khác Đô-la Mỹ.) Khi bạn quyên góp qua đơn online, bạn cần ghi rõ số tiền bạn muốn quyên góp bằng Đô-la Mỹ. Sau đó, bạn có thể hoàn thành thanh toán với thẻ tín dụng hoặc PayPal.

Vui lòng liên lạc đội ngũ Phát triển và Hội viên hoặc trợ giúp kỹ thuật của PayPal để được hỗ trợ thêm.

Khoản quyên góp đến OTW có được khấu trừ thuế hay không? Nếu có thì số EIN của bạn là gì?

Có, trong phạm vi nước Mỹ. OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) là một tổ chức phi lợi nhuận xếp loại 501(c)(3) ở Hoa Kỳ, và tất cả những quyên góp cho chúng tôi đều được khấu trừ thuế. Số EIN trong nước Mỹ của chúng tôi là 38-3765024; số này cũng sẽ được ghi trên biên lai quyên góp của bạn.

Vui lòng lưu ý rằng nếu bạn không ở Hoa Kỳ, quyên góp của bạn có hoặc không thể được khấu trừ thuế. Bạn nên tham khảo ý kiến với một cố vấn thuế và kiểm tra xem một món quà tặng tới một tổ chức phi lợi nhuận xếp loại 501(c)(3) ở Hoa Kỳ có thể được khấu trừ thuế trong quy định pháp luật nơi bạn đang sống hay không.

Vui lòng liên lạc đội ngũ Phát triển và Hội viên nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề này.

Tại sao Tổ chức cần tên và địa chỉ của tôi trong đơn quyên góp? Tôi có thể quyên góp giấu tên không?

Chúng tôi cần liên kết mỗi khoản quyên góp tới một người độc nhất vì mục đích pháp lý, đồng thời tránh trường hợp một người quyên góp nhiều lần và do đó được nhiều hơn một phiếu bầu. (Hãy đọc Tại sao Tổ chức đòi hỏi phí hội viên để được phiếu bầu trong những đợt bầu cử của OTW? dưới đây để biết thêm chi tiết.)

Thông tin của bạn sẽ an toàn với chúng tôi, và chúng tôi cam kết sẽ bảo mật thông tin của bạn. Chúng tôi sẽ không bao giờ liên kết tên thật với tên fan của ban. Vui lòng đọc Chính Sách Bảo Mật của chúng tôi để biết thêm thông tin.

Nếu bạn muốn quyên góp mà không ghi địa chỉ, bạn có thể quyên góp mà không dùng tư cách hội viên bằng cách dùng tiền mặt hoặc ngân phiếu (chỉ chấp nhận tiền Đô la Mỹ). Vui lòng đọc a href=”/?p=32952″>Tôi có thể quyên góp bằng tiền mặt hay ngân phiếu không? trên đây.

Vui lòng liên lạc đội ngũ Phát triển và Hội viên nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác.

Quyên góp hội viên và quyên góp không bằng tư cách hội viên khác gì nhau?

Một quyên góp hội viên sẽ khiến bạn trở thành hội viên của OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa): bạn sẽ có quyền bầu cử trong đợt bầu cử Ban Điều hành hàng năm. Để biết thêm thông tin về quá trình bầu cử của chúng tôi, vui lòng xem trang Bầu cử của OTW hoặc liên hệ Đội ngũ Bầu cử.

Chúng tôi hoan nghênh quyên góp không dưới tư cách hội viên nhưng bạn sẽ không trở thành thành viên của OTW và không nhận thêm bất kỳ quyền lợi nào trong kỳ bầu cử.

Tại sao Tổ chức đòi hỏi phí hội viên để được phiếu bầu trong những đợt bầu cử của OTW?

Như nhiều tổ chức phi lợi nhuận khác, OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) dùng phí hội viên để kiểm tra và xác nhận mỗi hội viên là một cá nhân riêng biệt. Nếu không, một người có thể tạo nhiều tài khoản hội viên để tăng số phiếu bầu cho mình trong các đợt bầu cử.

Các phí này đồng thời hỗ trợ OTW chi trả cho chi phí hoạt động của tổ chức và các dự án mà không cần sử dụng quảng cáo hoặc tính phí người dùng. Chúng tôi cố định mức tiền quyên góp tối thiểu để bảo đảm số tiền không phải trở ngại cho bất cứ ai quan tâm về tổ chức. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hy vọng rằng các hội viên sẽ quyên góp thêm nếu có thể!

Tôi có thể tặng tư cách hội viên cho người khác không?

Để đảm bảo rằng tất cả các hội viên bầu cử của OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm Được Chuyển Hóa) là người thật và để tổ chức những cuộc bầu cử công bằng, chúng tôi không chấp nhận việc mua tặng tư cách hội viên. Bạn có thể đóng góp tiền dưới danh nghĩa một người khác thông qua đơn quyên góp của chúng tôi, nhưng khoản đóng góp này sẽ không cho người đó tư cách hội viên.

Nếu tôi quyên góp cho OTW, tôi có nhận được thư mời đăng ký AO3 không?

Không, tư cách hội viên của OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm Được Chuyển Hóa) và
tài khoản Archive of Our Own — AO3 (Kho Tàng Lưu Trữ của Chúng Ta) không hề liên quan đến nhau. Để tạo một tài khoản AO3, xin vui lòng tham gia vào hàng đợi thư mời. Việc quyên góp cho OTW sẽ giúp AO3 tiếp tục hoạt động, nên chúng tôi hoan nghênh sự giúp đỡ của bạn, nhưng chúng tôi muốn đảm bảo rằng AO3 là một dịch vụ miễn phí cho tất cả mọi người. Chúng tôi không tạo liên kết giữa quyên góp cá nhân và tài khoản của AO3.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi gì về thư mời của AO3, vui lòng liên hệ Ban Hỗ Trợ Kỹ Thuật AO3.

Tư cách hội viên OTW của tôi có được liên kết với tài khoản AO3 của tôi không?

Không, tư cách hội viên OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm Được Chuyển Hóa) và tài khoản Archive of Our Own — AO3 (Kho Tàng Lưu Trữ của Chúng Ta) không hề liên quan đến nhau. OTW khuyến khích phân biệt rạch ròi giữa tài khoản fan và tài khoản cần xác nhận ngoài đời.. Chúng tôi sẽ không bao giờ liên kết 2 nhân dạng này, và cơ sở dữ liệu chứa thông tin hội viên và thông tin tài khoản AO3 của chúng tôi hoàn toàn riêng biệt. Cơ sở lưu trữ và việc sử dụng dữ liệu của chúng tôi được điều chỉnh bởi Chính Sách Bảo Mật của chúng tôi.

Tư cách hội viên được kéo dài đến bao lâu? Làm thế nào để biết tôi có thể bầu cử hay không?

Tư cách hội viên được kéo dài đến bao lâu? Làm thế nào để biết tôi có thể bầu cử hay không?

Tư cách hội viên của bạn có hiệu lực trong vòng một năm kể từ ngày quyên góp gần nhất. Nếu bạn chọn để trở thành một thành viên của OTW và chúng tôi nhận được quyên góp của bạn trước khi hết hạn đăng ký thành viên cho đợt bầu cử đã được thông báo bởi Đội ngũ Bầu Cử của OTW, bạn sẽ có thể bầu trong đợt bầu cử đó.

Nếu bạn không rõ lần cuối cùng mình quyên góp là bao giờ, vui lòng liên hệ đội ngũ Phát Triển và Hội Viên. Nếu bạn có câu hỏi về hạn cuối đăng ký hội viên hay quy trình bầu cử, xin vui lòng liên hệ ban Bầu Cử.

Quyên góp của tôi sẽ được đưa đến đâu? OTW sử dụng tiền quyên góp như thế nào?

Quyên góp của bạn sẽ hỗ trợ những hoạt động và dự án của OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm Được Chuyển Hóa). Chúng tôi là một tổ chức chỉ bao gồm tình nguyện viên, nên phần lớn chi tiêu của chúng tôi được dùng để phát triển các dự án.

Để biết thêm về những chi tiêu gần đây và ngân sách tạm thời của chúng tôi, vui lòng xem:

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi khác xin liên hệ đội ngũ Phát Triển và Hội Viên.

Tôi có thể quyên góp cho một dự án hoặc một chi tiêu nhất định của OTW không?

Hiện tại chúng tôi không có cách nào để phạn định riêng quyên góp cho một dự án hoặc chi tiêu của OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm Được Chuyển Hóa). Một số chi phí không thuộc về một dự án riêng, mà liên quan đến toàn bộ tổ chức: ví dụ, phần mềm tình nguyện viên sử dụng để tổ chức các buổi họp và xây dựng kế hoạch; máy chủ dùng để lưu trữ các thông tin nội bộ và Archive of Our Own — AO3 (Kho Tàng Lưu Trữ của Chúng Ta); và tường lửa bảo vệ Fanlore, AO3 và các lưu trữ nội bộ của chúng tôi. Mọi khoản quyên góp đều được dùng để bảo dưỡng tất cả những việc trên và những dự án khác của OTW.

Làm thế nào để xem tóm tắt của tất cả những khoản quyên góp của tôi năm nay?
Quà cảm ơn là gì? Làm thế nào để nhận một món quà cảm ơn?

Quà cảm ơn là những món quà bạn có thể chọn tùy ý nếu bạn quyên góp hơn 40 đô la Mỹ. Danh sách món quà sẽ thay đổi liên tục. Hãy xem đơn quyên góp của chúng tôi để tham khảo những món quà hiện tại.

Tôi đã đóng góp một khoản quyên góp định kỳ. Tôi có thể nhận một món quà khi tổng số tiền tôi quyên góp bằng số tiền cần thiết không?

Được chứ! Liên hệ đội ngũ Phát Triển và Hội Viên và cho chúng tôi biết bạn muốn món quà nào. Khi bạn quyên góp đến số tiền tương đương, chúng tôi sẽ gửi quà cho bạn.

Làm thế nào để quyên góp định kỳ (quyên góp __US$ mỗi __ tháng)? Quyên góp định kỳ có thể được cộng lại để đạt tư cách hội viên không?

Vui lòng xem qua đơn Quyên góp định kỳ của chúng tôi để có thể quyên góp định kỳ.

Nếu muốn trở thành hội viên, những quyên góp định kỳ sẽ được cộng dồn để bạn đạt được tư cách hội viên.

Làm thế nào để hoãn hoặc thay đổi số tiền được quyên góp định kỳ mà tôi đã chỉ định, hoặc thay đổi thẻ tín dụng mà tôi đã dùng?

Để tạm ngừng quyên góp định kỳ, bạn chọn lệnh chi gần nhất trên PayPal và đến phần Manage payments for…” hoặc đến thanh Payments trên trang PayPal Settings của bạn. Số tiền thanh toán định kỳ không thể được thay đổi. Nếu bạn muốn thay đổi số tiền này, bạn sẽ phải hủy quyên góp định kỳ đó và tạo một quyên góp mới. Xin vui lòng liên hệ Ban Phát Triển và Hội Viên để được trợ giúp.

Để thay đổi thẻ tín dụng được dùng cho việc quyên góp, bạn sẽ cần thay đổi thông tin giao dịch trên PayPal. Hãy xem trang trợ giúp của PayPal để biết thêm thông tin, và liên hệ ban hỗ trợ của PayPal để được giúp đỡ.

Nếu tôi quyên góp dưới danh nghĩa người khác, họ có nhận được thông báo không?

Không. Cung cấp địa chỉ email ở phần “In Honor of” (Vinh danh) của mẫu đóng góp là không bắt buộc và sẽ có thông báo. Tuy nhiên người được mượn danh sẽ nhận được những email mà chúng tôi gửi chung đến tất cả những người đã đóng góp.

Tôi không thể quyên góp ngay bây giờ, nhưng tôi muốn giúp đỡ các bạn. Tôi có thể trở thành tình nguyện viên của OTW không?

Tất cả chức vụ trống được liệt kê ở trang Tình nguyện. Nếu vị trí bạn thích không có trong danh sách, hãy kiểm tra trang này vào những thời điểm khác để xem khi nào vị trí ấy tuyển người. Chúng tôi luôn đăng thông tin về những chức vụ mới trên bản tin của OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm Được Chuyển Hóa).

Open Doors (Cửa Mở)

Dự án Open Doors (Cửa Mở) là gì?

Dự án Open Doors (Cửa Mở) của OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) là dự án nhằm bảo tồn các tác phẩm của fan cho tương lai. Mục tiêu chính của chúng tôi là gìn giữ những dự án của fan đang có nguy cơ biến mất do thiếu thời gian, hứng thú hoặc nguồn lực từ những người hiện đang chịu trách nhiệm bảo trì chúng.

Hãy truy cập trang Cửa Mở để biết thêm thông tin, trong đó có cả các câu hỏi thường gặp liên quan đến Cửa Mở.

OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Biến Đổi)

OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Biến Đổi) là gì?

OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Biến Đổi) là một tổ chức phi lợi nhuận được xây dựng bởi fan, nhằm phục vụ cho lợi ích của fan bằng cách đảm bảo quyền truy cập và bảo tồn lịch sử của các tác phẩm và các văn hóa đa dạng của fan.

Tại sao OTW được thành lập?

OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Biến Đổi) được thành lập nhằm hướng tới một tương lai mọi tác phẩm do fan chuyển hóa đều được công nhận là hợp pháp và được chấp nhận là hoạt động sáng tạo tuân theo pháp lý.

Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ và biện hộ tác phẩm của fan khỏi sự lạm dụng thương mại và các thử thách pháp lý một cách chủ động và sáng tạo. Chúng tôi cũng bảo tồn kinh tế của fan, những giá trị và cách sống của fan bằng cách bảo vệ và khuyến khích các fan khác, các sáng tạo, những bình luận, lịch sử, và các đặc tính của fan, cùng lúc cung cấp cho tất cả các fan cơ hội truy cập các hoạt động của fan bằng cách dễ dàng nhất có thể.

Tác phẩm được biến đổi có nghĩa là gì?

Một tác phẩm được biến đổi lấy một tác phẩm có sẵn và biến nó thành một thứ khác với một mục đích, cảm giác hay một cách thể hiện mới.

Tác phẩm được biến đổi bao gồm (nhưng không giới hạn trong) fanfic, fanfic về người thật, fanvideo, và fanart. OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Biến Đổi) quan tâm đến tất cả các loại tác phẩm được biến đổi, nhưng chúng tôi sẽ ưu tiên ủng hộ và bảo vệ những loại tác phẩm trong kho tàng lưu trữ của chúng tôi và những fan tạo ra chúng.

Tại sao bạn chọn thuật ngữ này?

Từ biến đổi trong tên của tổ chức phi lợi nhuận của chúng tôi được chọn để nhấn mạnh một trong những cách bảo hộ pháp lý cho tất cả các loại tác phẩm của fan (kể cả fanfic về người thật): chúng là những tác phẩm biến đổi từ tài liệu gốc.

Theo Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, việc sử dụng một cách biến đổi nghĩa rằng “thêm một điểm gì mới, với một mục đích hoặc một nét khác, bằng cách thay đổi [bản gốc] với những sự diễn đạt, ý nghĩa hoặc thông điệp mới.” Một câu chuyện từ góc nhìn của Voldemort được coi là biến đổi, cũng như chuyện về một ca sĩ nhạc pop mà minh họa điều gì đó về thái độ hiện tại đối với sự nổi tiếng hoặc giới tính.

Tòa án cũng đã phân tích những lời khai liên quan đến “quyền quảng cáo” chống lại các tác phẩm sáng tạo, bằng cách dùng ca sử dụng biến đổi để chống lại bản quyền, nên điều này cũng có thể được áp dụng với một trong những vấn đề chính gặp phải bởi các fanfic về người thật. Vì một trong những mục đích chính của chúng tôi là bảo vệ quyền tồn tại của các tác phẩm của fan, có cách bảo vệ chính này dưới danh nghĩa của fan rất quan trọng với tổ chức.

OTW có đại diện cho tất cả fandom không?

OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Biến Đổi) không muốn và cũng không thể đại diện cho tất cả các fandom: fandom rất rộng lớn, bất kể bạn định nghĩa nó như thế nào. Hiện tại, OTW muốn tạo ra một ngôi nhà hữu dụng, với chức năng tìm kiếm, đáng tin cậy và ổn định cho tất cả các fanfic, bất kể phân loại hay fandom của chúng, và trong tương lai xa chúng tôi cũng muốn mở rộng sang những tác phẩm khác của fan. Để thực hiện điều này, chúng tôi đang cố xây dựng một cơ sở hạ tầng vững chắc và được bảo vệ – đó chính là OTW.

Chúng tôi hoan nghênh tất cả các fandom tham gia các dự án của OTW, bao gồm Archive of Our Own – AO3 (Kho Tàng Lưu Trữ của Chúng Ta), biên tập báo Transformative Works and Cultures – TWC (Những Tác Phẩm và Văn Hóa được Biến Đổi), và bách khoa toàn thư Fanlore. Tất cả chúng ta, những người tham gia sáng tạo tác phẩm của fan, đều đối mặt với một số vấn đề pháp luật chung; chúng tôi cũng muốn giúp các fan khác đối phó với các thư bắt buộc dừng hoạt động, hoặc giúp họ tìm sự hỗ trợ pháp lý nếu họ gặp phải một vụ kiện mà họ muốn tiếp tục bảo vệ.

Chúng tôi đang tìm sự ủng hộ và tạo dựng mối quan hệ trước khi gặp phải vấn đề gì, cùng lúc giải thích cho thế giới rằng các vấn đề không nên tồn tại, bởi vì các fan là những khách hàng trung thành.

Tại sao những giá trị và nhiệm vụ tập trung vào các fan nữ hơn?

OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Biến Đổi) được dựa trên một cộng đồng fan đã tồn tại nhiều thập kỷ với các thành viên chủ yếu là phụ nữ. Gần đây, do Internet và các công nghệ thông tin mới, cộng đồng này và những điều họ quan tâm đang nhanh chóng mở rộng và giao thoa với các cộng đồng fan với những lịch sử khác. Chúng tôi rất hào hứng và tràn đầy hy vọng về cách cộng đồng của chúng ta đang mở rộng và hội ngộ với các nền văn hóa fan khác, và chúng tôi hoan nghênh bất cứ ai muốn làm những gì chúng tôi đang làm. Đồng thời, chúng ta vẫn cần nhìn nhận rằng cộng đồng sáng tạo đặc biệt này là một nơi được tạo ra và định hình bởi sở thích của phụ nữ, bởi vì về mặt lịch sử, đó là một điều thật sự hiếm có và tuyệt vời.

OTW coi trọng tất cả các fan, và những sự đóng góp của tất cả các fan bất kể giới tính. Do OTW đã phát triển trên những tác phẩm được biến đổi dựa trên một văn hóa chủ yếu thuộc về phái nữ, chúng tôi cũng đặc biệt coi trọng lịch sử tham gia của phụ nữ, và những thực hành của fandom được định hình bởi phụ nữ.

Nhiều tổ chức, bao gồm Comic Book Legal Defense Fund, Academy of Machinima Arts & Sciences, và the Electronic Frontier Foundation, tập trung vào những vấn đề và mối quan tâm liên quan đến fandom; OTW đang chủ yếu quan tâm đến những vấn đề liên quan đến tác phẩm được biến đổi bao gồm fanfic, fanvid, và fanart.

Ai là người quản lý OTW?

OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Biến Đổi) là một tổ chức được tạo ra bởi các fan, cho các fan. Tổ chức được quản lý bởi một ban điều hành. Vui lòng xem phần Về chúng tôi để viết thêm thông tin.

Ai chọn Ban Điều Hành?

Ban Điều hành năm 2007-2008 đã được bổ nhiệm để khánh thành và bắt đầu hoạt động của OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Biến Đổi). Tất cả những Ban Điều hành sau đó được bầu bởi các thành viên của OTW. Ban Điều hành có nhiệm vụ sắp xếp các ban khác, đưa ra các quyết định cuối cùng, ghi chép các chi tiêu, giải quyết các vấn đề liên quan đến sự chấp hành, v.v.

Các thành viên của Ban Điều hành có nhiệm kỳ 3 năm. Mỗi năm, một phần ba của ban được bầu lại. Các ứng cử viên của ban được chọn từ những tình nguyện viên với vị thế tốt trong tổ chức, và đã từng tình nguyện ít nhất một nhiệm kỳ trong một ban khác. Mỗi thành viên OTW nhận một phiếu bầu trong đợt bầu cử, bất kể độ tham gia của họ. Nếu bạn có ý định trở thành ứng cử viên cho Ban Điều hành, vui lòng liên hệ các nhân viên Ban Bầu cử. Để biết thêm thông tin về quá trình bầu cử của chúng tôi, vui lòng xem trang web Bầu Cử của OTW.

Các ban được thiết lập như thế nào?

Ban Điều hành quyết định những ban nào nên được thiết lập, và sau đó bổ nhiệm (các) chủ tịch ban và tán thành các thành viên mà chủ tịch ban chọn ra. Những thành viên ban đầu tiên đã được chọn từ những người trả lời lời kêu gọi tình nguyện viên “Muốn Tham Gia” đầu tiên.

Tôi có thể tình nguyện để giúp đỡ không?

OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Biến Đổi) thường xuyên tuyển dụng cho các ban và vị trí khác nhau. Vui lòng truy cập Trang Tình Nguyện để biết thêm thông tin tuyển dụng. Bạn cũng có thể liên hệ Ban Tình nguyện và Tuyển dụng của chúng tôi bất cứ lúc nào.

Nếu như bạn hứng thú với Fanlore – trang bách khoa toàn thư bảo tồn fandom, bạn có thể giúp đỡ bằng cách thêm thông tin ở đó (một nơi tuyệt vời để bắt đầu là Fanlore wishlist, nơi biên tập viên hiện tại của chúng tôi đăng lên những chỗ họ cần giúp đỡ.)

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng truy cập Câu Hỏi Thường Gặp về việc Tình Nguyện.

Ai có thể dùng dịch vụ của OTW và có thể tình nguyện?

Chúng tôi hoan nghênh tất cả những ai muốn bàn luận về tài liệu gốc (các chương trình, ban nhạc, vận động viên, anime, etc.) và fandom; chúng tôi hoan nghênh tất cả những người sáng tạo hoặc thưởng thức fanfic, fanvideo, fanart, và các loại tác phẩm biến đổi khác.

Trang web OTW

Ai đã dịch trang web này?

Những người phiên dịch cho OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) có hai cấp bậc: những nhân viên của ban Phiên Dịch và các đội ngôn ngữ. Các nhân viên điều phối văn bản cần dịch và làm việc với những ban khác. Các nhóm ngôn ngữ có độ to nhỏ khác nhau (với ít nhất một dịch giả và một người biên tập) và bao gồm tình nguyện viên biết nói thành thạo một ngôn ngữ ngoài tiếng Anh.

Ngoài trang web này ra, các tình nguyện viên phiên dịch cũng giúp cho những dự án khác của OTW như Archive of Our Own – AO3 (Kho Tàng Lưu Trữ của Chúng Ta) có thể được truy cập bởi những đọc giả quốc tế.

Tại sao một số trang chỉ bằng tiếng Anh, mà không được dịch sang tiếng mà tôi chọn?

Trang web đang được dịch bởi các tình nguyện viên trong thời gian rảnh rỗi của họ. Chúng tôi đã quyết định sẽ đăng những thông tin chính trong ngôn ngữ của bạn ngay sau khi nó được dịch xong, tuy nhiên bản dịch hoàn chỉnh của trang web vẫn chưa được hoàn thành. Chúng tôi đang cố gắng giúp bạn truy cập tất cả trang web bằng ngôn ngữ của bạn, nhưng xin thông cảm rằng việc này sẽ mất nhiều thời gian.

Câu hỏi của bạn chưa được trả lời?

Vui lòng liên hệ chúng tôi với câu hỏi của bạn và chúng tôi sẽ trả lời nó.

Transformative Works and Cultures (Những Tác Phẩm và Văn Hóa được Biến Đổi)

Mục tiêu của Transformative Works and Cultures (Những Tác Phẩm và Văn Hóa được Biến Đổi) là gì?

Transformative Works and Cultures – TWC (Những Tác Phẩm và Văn Hóa được Biến Đổi) mang mục đích tạo ra một không gian dành cho việc phân tích mang tính học thuật của các tác phẩm được chuyển hóa và nền văn hóa fan đã tạo ra chúng, để hỗ trợ việc thể hiện các giá trị xã hội, giáo dục và thẩm mĩ của fandom, cũng như các tác phẩm của fan.

TWC giúp những fan có hứng thú với việc tham gia fandom một cách hàn lâm và mang tính lý thuyết hơn chia sẻ sự hiểu biết của mình một cách rộng rãi hơn, tăng cường sự giao tiếp giữa fan và giới hàn lâm, cũng như cung cấp nền tảng lý thuyết cho nhiệm vụ giải thích và gìn giữ fandom và các tác phẩm được chuyển hóa của OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa). Tạp chí cũng giải thích ngữ cảnh của một số tác phẩm nhất định nhằm củng cố rằng tác phẩm của fan cũng là nghệ thuật.

Khi nào thì TWC ra số báo mới?

Transformative Works and Cultures – TWC (Những Tác Phẩm và Văn Hóa được Biến Đổi) ra hai số một năm vào ngày 15 tháng 3 và ngày 15 tháng 9.

Tôi có thể gửi bài cho TWC bằng cách nào? Liệu tôi có thể đăng bài nếu tôi không phải là học giả?

Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết tại Trang web của Transformative Works and Cultures – TWC (Những Tác Phẩm và Văn Hóa được Biến Đổi) .

Chúng tôi hoan nghênh bài từ bất kì ai, miễn là chúng phù hợp với phạm vi và trọng tâm của TWC.

TWC đăng tải những gì?

Transformative Works and Cultures – TWC (Những Tác Phẩm và Văn Hóa được Biến Đổi) đăng tải những bài báo mang tính hàn lâm được duyệt bởi người đồng đẳng, với nội dung về sự tiếp nhận rộng rãi của sự chuyển hóa, về sự tham gia của fan trong nhiều văn bản; bài phân tích được biên tập và các bài luận do cá nhân viết; đánh giá sách; và phỏng vấn.

TWC sử dụng bản quyền gì?

Bắt đầu với Transformative Works and Cultures – TWC (Những Tác Phẩm và Văn Hóa được Biến Đổi) số 25, các bài viết sẽ được cấp phép theo Giấy Phép Ghi nhận công của tác giả – Phi thương mại 4.0 của Creative Commons. Để biết lý do đằng sau quyết định này của tạp chí, xem bài Bản quyền và Truy cập Mở ngày 15 tháng 9 năm 2017.

Giấy phép này cấp quyền sử dụng thương mại và cả phi thương mại với ghi nhận công tác giả. Do đó, các đơn vị, như báo chí có thể in lại các bài viết (kể cả khi có mục đích thương mại) mà không cần có giấy tờ phát hành bản quyền.

TWC số 1 đến 24 được cấp phép theo Giấy Phép Ghi nhận công của tác giả – Phi thương mại 3.0 của Creative Commons. Với số thứ 1 đến 24, TWC, không phải tác giả, giữ bản quyền. Bất cứ ai muốn tái sản xuất với mục định lấy lợi nhuận, bao gồm cả tác giả, cần xin cấp phép từ TWC. Giấy phép này thường xuyên được cấp miễn phí.

Có thắc mắc xin gửi đến biên tập viên.

Tại sao TWC không cung cấp bản PDF của các bài viết?

Bởi Transformative Works and Cultures – TWC (Những Tác Phẩm và Văn Hóa được Biến Đổi) là một ấn phẩm đa phương tiện gồm hình chụp màn hình, video và sử dụng đường link, tạp chí phải được đăng tải trên mạng. Văn bản PDF không thể sao chép lại hoàn chỉnh trải nghiệm tương tác với số báo.

Hơn nữa, vì TWC giữ bản quyền dưới Giấy Phép Ghi nhận công của tác giả – Phi thương mại 4.0 của Creative Commons, fan có thể muốn thay đổi định dạng của tạp chí bằng cách biến nội dung thành văn bản PDF và phát hành nó. Miễn là văn bản vẫn cung cấp đường link của nguồn và người đăng không thu lợi từ văn bản, hoạt động này hoàn toàn được chấp thuận bởi các điều khoản của giấy phép Creative Commons. TWC thậm chí còn rất ủng hộ các hoạt động như vậy.

Cuối cùng, TWC muốn nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của nghiên cứu hàn lâm lên truyền thông in ấn. Nếu chúng tôi áp dụng định dạng PDF, những văn bản này chứ không phải là các phiên bản online, sẽ được coi là chính thống hơn bởi đặc quyền mà ngành in ấn mang tính học thuật cung cấp cho bản in – tuy nhiên PDF sẽ luôn được coi là hình chụp tĩnh thứ chính của một văn bản đa phương tiện.

Tình Nguyện

Tôi có thể tình nguyện làm nhiều chức vụ không?

Có; nhiều nhân viên của OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) tham gia nhiều vai trò khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi mong rằng bạn thật sự cân nhắc xem thời gian cần thiết cho mỗi chức vụ của bạn và thời gian bạn có thể dành để cống hiến cho OTW. Tuy OTW và các tình nguyện viên của chúng tôi có thể sẽ có lợi nếu bạn nắm nhiều chức vụ, chúng tôi không muốn các thành viên quá tải vì trách nhiệm. Mỗi vị trí ứng tuyển của chúng tôi đều đi kèm với ước lượng về thời gian yêu cầu cho vị trí đó, nhằm giúp ứng viên định hình được công việc. Chúng tôi cũng khuyên bạn nói chuyện với chủ tịch ban của bạn nếu bạn muốn đảm nhiệm vai trò mới.

Độ tuổi tối thiểu đối với tình nguyện viên?

OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) chỉ có thể chấp nhận những tình nguyện viên từ 16 tuổi trở lên. Một số chức vụ hoặc ban có thể sẽ đặt thêm hạn chế và chỉ chấp nhận tình nguyện viên từ 18 tuổi trở lên.

Tôi có cần sống ở một nơi nào nhất định để tình nguyện không?

Tất cả những tình nguyện viên của OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) làm việc trực tuyến, nên bạn không nhất thiết ở một địa điểm nào cụ thể. Miễn là bạn có thể truy cập được internet (và bạn sẽ có cơ hội làm việc với những người ở khắp nơi trên thế giới).

Hầu hết các thông tin trên các trang của bạn bằng tiếng Anh. Tôi vẫn có thể tình nguyện nếu tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của tôi không?

Dĩ nhiên! Chúng tôi vô cùng hoan nghênh tình nguyện viên từ mọi nơi trên thế giới và mọi hoàn cảnh khác nhau. Vì chúng tôi là một tổ chức phục vụ một cộng đồng quốc tế, chúng tôi có nhiều người sử dụng và thành viên có ngôn ngữ gốc không phải là tiếng Anh, và nhiều ban và dự án của chúng tôi cũng được những tình nguyện viên biết nhiều hơn một thứ tiếng giúp đỡ. Tiếng Anh là tiếng ‘lingua franca’ (ngôn ngữ cầu nối) cho tổ chức nói chung, nên bạn sẽ cần có khả năng làm việc bằng tiếng Anh (nhưng bạn không cần biết nói một cách hoàn hảo!) Nếu bạn có một câu hỏi đặc biệt về việc đăng ký làm một chức vụ nào đó, xin hãy cho ban Tình Nguyện và Tuyển Dụng biết, và họ sẽ kết nối bạn với chủ tịch của ban đó.

Tôi có cần phần mềm hay thiết bị đặc biệt nào để làm tình nguyện không?

Bạn sẽ cần có một kết nối ổn định với mạng internet, vì chúng tôi dùng các phần mềm trực tuyến và thư điện tử trong giao tiếp. Một số chức vụ có thể sẽ đòi hỏi bạn truy cập các trang web hoặc phần mềm khác. Sự sử dụng các phần mềm này miễn phí và được OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) chi trả.

Có những vấn để trợ năng gì liên quan đến việc tình nguyện không?

OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) sử dụng nhiều công cụ của bên thứ ba, như là Basecamp và Campfire, mà có thể sẽ không quá tương thích với một số công nghệ trợ năng. Công việc của chúng tôi phần lớn thực hiện qua giao thức câu lệnh, một số chức vụ cần sự phản ứng nhanh, và yêu cầu giao tiếp nhanh chóng dưới hình thức trả lời trực tuyến.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi gì về một mục nào đó, xin hãy liên hệ chúng tôi và chúng tôi sẽ cố gắng giúp đỡ bạn.

Nếu tôi quan tâm đến một chức vụ hiện chưa được đăng, tôi có được đăng ký ngay không?

Hiện chúng tôi chỉ chấp nhận đăng ký vào những chức vụ chúng tôi đã liệt kê. Một phần quá trình của chúng tôi là chỉ tuyển dụng cho những vai trò đang tuyển tình nguyện viên mới và có khả năng huấn luyện những thành viên mới. Tuy nhiên, chúng tôi hoan nghênh bạn để ý xem trang tình nguyện và trang Tin tức của OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) để xem chức vụ mà bạn quan tâm đến đã mở chưa. Nếu bạn có câu hỏi gì đặc biệt về các chức vụ, xin hãy liên hệ ban Tình Nguyện và Tuyển Dụng.

Tôi không có kỹ năng hoặc kinh nghiệm mà những chức vụ đang tuyển đòi hỏi. Tôi có thể đăng ký không?

Dù chúng tôi hoan nghênh các tình nguyện viên muốn học hỏi kinh nghiệm, một số chức vụ của chúng tôi đòi hỏi các kỹ năng hoặc kinh nghiệm nhất định. Khả năng tuyển người chưa có kinh nghiệm cho một vai trò nào đó tùy thuộc vào số tình nguyện viên có thể huấn luyện họ. Kinh nghiệm và thời gian cần thiết cho mỗi chức vụ được ghi trong tóm tắt của vai trò đó.

Chúng tôi khuyến khích bạn tiếp tục kiểm tra trang tình nguyện xem có chức vụ nào phù hợp với khả năng của bạn không. Nếu bạn có câu hỏi về các điều kiện cần thiết cho mỗi chức vụ, xin hãy liên hệ ban Tình Nguyện và Tuyển Dụng.

Tôi có cần sử dụng tên tôi thường dùng trong fandom hoặc trên AO3 nếu tôi muốn tình nguyện không? Tôi có cần dùng tên AO3 của tôi để trở thành tình nguyện viên sắp xếp từ khóa không?

Bạn có thể dùng bất kỳ tên nào bạn muốn khi trở thành tình nguyện viên. Một số tình nguyện viên muốn gắn công việc của họ với tên fandom của họ, và một số người khác muốn dùng tên thật của họ hơn, nhất là khi họ định đề cập đến công việc tình nguyện của họ trên lý lịch. Chúng tôi hoan nghênh bạn chọn một trong hai phương án, hoặc chọn một tên mới hoàn toàn.

Nếu bạn được nhận vào ban Sắp xếp Từ khóa, nhưng không muốn liên kết công việc sắp xếp từ khóa với tài khoản của bạn, chủ tịch ban của bạn có thể gửi bạn một thư mời để tạo một tài khoản riêng cho công việc sắp xếp từ khóa. Nếu bạn muốn sử dụng tài khoản của bạn, nó không cần trùng tên với tên OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) của bạn, nhưng xin lưu ý rằng tên OTW của bạn có thể sẽ được liên kết với tên Archive of Our Own – AO3 (Kho Tàng Lưu Trữ của Chúng Ta) trong quá trình tình nguyện.

Xin lưu ý: một số chức vụ đòi hỏi bạn sử dụng tên thật, vì chúng bao gồm công việc với những tổ chức bên ngoài. Chúng tôi luôn luôn thông báo điều này trong phần tóm tắt của chức vụ hoặc trên trang đăng ký.

Chuyện gì sẽ xảy ra sau khi tôi nộp đơn xin tình nguyện?

Điều này tùy thuộc vào loại chức vụ bạn quan tâm đến. Sau khi bạn ấn nút gửi, trang web sẽ hiển thị các bước tiếp theo, và chúng tôi sẽ gửi bạn một tin xác nhận tự động.

Với những chức vụ thường tuyển dụng (vd. một đội tình nguyện viên, như ban Phiên dịch hoặc ban Sắp xếp Từ khóa) : Ban Tình Nguyện và Tuyển Dụng sẽ gửi đơn tuyển dụng cho chủ tịch của ban đó và/hoặc cho người đứng đầu của đội tình nguyện viên. Chủ tịch sẽ phỏng vấn những ứng viên để xem xem họ có phù hợp với vai trò không. Chúng tôi sẽ thông báo kết quả với tất cả mọi người ngay khi có thể.

Với những chức vụ với số lượng hạn chế (vd. nhân viên): Ban Tình Nguyện và Tuyển Dụng sẽ lưu đơn tuyển dụng của tất cả mọi người và gửi chúng cho chủ tịch của ban đó sau kỳ tuyển sinh. Chủ tịch sẽ phỏng vấn các ứng viên để tìm ra người phù hợp nhất với chức vụ. Chúng tôi sẽ thông báo kết quả với tất cả mọi người ngay khi có thể.

Tôi đã đăng ký nhưng vẫn chưa nhận được kết quả. Tôi nên làm gì?

Tất cả những đơn xin tình nguyện sẽ nhận một thư trả lời tự động giải thích các bước tiếp theo. Để đảm bảo rằng bạn nhận được thư này, xin hãy thêm tất cả các email từ *@transformativeworks.org vào danh sách các địa chỉ email mà bạn mong muốn nhận được.

Nếu bạn chưa nhận được thư trả lời tự động sau 48 tiếng, hãy kiểm tra bộ lọc spam của bạn trước khi gửi email đến volunteers@transformativeworks.org với chức vụ bạn vừa đăng ký và tên bạn sử dụng trên đơn đăng ký.

Tôi có được trả lương khi tình nguyện không?

Không, không một ai trong OTW (Tổ Chức cho các Tác Phẩm được Chuyển Hóa) nhận tiền lương cho công việc của họ.

Tôi có câu hỏi về quá trình tình nguyện nhưng chưa được trả lời ở đây.

Xin hãy liên hệ ban Tình Nguyện và Tuyển Dụng qua đơn liên hệ và chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn, thường trong vòng một tuần. (Nếu bạn gửi câu hỏi bằng ngôn ngữ khác tiếng Anh, câu trả lời có thể mất thêm một tuần nữa.)